Cùng KAM tìm hiểu về các ngày lễ lớn của Hàn Quốc

03/09/2022

Cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc cũng có rất nhiều ngày lễ đặc biệt trong năm. Trong số đó có rất nhiều ngày lễ của Hàn Quốc giống với Việt Nam như Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, Trung thu nè. Trong bài viết này, Trung tâm Ngoại ngữ KAM xin giới thiệu tới quý vị và các bạn những ngày lễ lớn của Hàn Quốc để chúng ta nắm rõ và hiểu biết về văn hóa đặc trưng của xứ sở Kim Chi hơn nữa các bạn nhé.

 

 

1. Tết Dương lịch – 1/1 Dương lịch (양력설)

 
Ngày Tết Tây mùng 1 tháng 1 hàng năm, hay còn gọi là Tết Dương lịch trong tiếng Hàn là 양력설 (Dương lịch tiết), còn có tên gọi khác là 새해 첫날 (có nghĩa là ngày đầu tiên của năm mới). Giống như nhiều nước khác trên thế giới, Hàn Quốc cũng áp dụng chế độ nghỉ lễ chính thức cho người dân cả nước dịp Tết Dương lịch này.
 
Tuy không có ý nghĩa quan trọng như Chuseok (추석) hay Tết Âm lịch (설날), nhưng Tết dương lịch cũng là một ngày lễ được người dân Hàn Quốc náo nức chờ đợi. Với ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Phương Tây tới Hàn Quốc cũng như mức độ phổ biến của Đạo Tin Lành và Đạo Thiên Chúa mà ngày càng nhiều người dân Hàn Quốc coi trọng Tết Dương lịch hơn.
 
 
1
 
Ngày Tết Dương lịch thì mọi người dân đều được nghỉ, nhưng khác với các ngày lễ truyền thống thì các cửa hàng quán ăn vẫn hoạt động tấp nập vào ngày Tết Dương lịch, nên dịp Tết Dương lịch đầu năm thường được coi là mùa làm ăn với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, ẩm thực.
 
 
2. Tết Âm lịch (설날)
 
Đây là một trong hai ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc và được nghỉ trong 3 ngày là ngày 30, mùng 1 và mùng 2. Ngày Tết Âm lịch của Hàn Quốc được gọi là 설날(Seolnal) hay có thể gọi tắt là 설(Seol), cũng có nhiều điểm tương đồng như ngày Tết Âm lịch của người Việt Nam.
 
Lý do là vì cả Việt Nam và Hàn Quốc đều là những nước đồng văn, đều sử dụng chữ Hán từ ngàn xưa và tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nên hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đều sử dụng lịch âm và ăn Tết Âm lịch.
 
Người Hàn Quốc thường làm cơm cúng tổ tiên, ăn canh bánh tteokguk (떡국) vào buổi sáng đầu năm mới, sau đó cả nhà sẽ cùng tụ tập chơi trò chơi Yutnori (윷놀이) và chúc Tết đến các thành viên trong gia đình. Người Hàn Quốc vẫn giữ phong tục lì xì tiền mừng tuổi (새뱃돈) cho người dưới và con cháu trong nhà. Ngược lại, con cháu sẽ lạy ông bà, cha mẹ để mừng thọ. Ngoài ra, trong những ngày đầu năm mới, cả nhà sẽ cùng đi tảo mộ và chúc tụng người thân họ hàng ruột thịt.
 
7
 
Tuy người dân Hàn Quốc cũng ăn Tết Âm lịch như người Việt Nam, nhưng nếu bạn nào đã từng có trải nghiệm ăn Tết ở Hàn Quốc thậm chí là đón Tết ở nhà người bạn Hàn Quốc của mình sẽ đều cảm nhận một điều là việc đón Tết Âm lịch ở xứ sở Kim Chi không thấy được sự hồ hởi, phấn khích như Tết Âm lịch ở Việt Nam. Lý do là Tết Âm lịch không phải là ngày lễ lớn nhất trong năm trong quan niệm của người Hàn Quốc, mà thay vào đó là ngày lễ Chuseok (Trung thu).
 
 
3. Ngày Độc lập mùng 1 tháng 3 – 1/3 Dương lịch (삼일절)
 
Chính phủ Hàn Quốc quy định ngày mùng 1 tháng 3 hàng năm là ngày Độc lập hay lễ Độc lập, tiếng Hàn Quốc gọi là 삼일전 (Sam Il Jeol), có nghĩa là Tam Nhất Tiết. Ngày này được ra đời nhằm mục đích nhằm kỷ niệm phong trào độc lập ngày 01/03/1919 khi 33 người Hàn yêu nước tuyên bố độc lập ở Seoul, châm ngòi cho biểu tình trên toàn quốc và là nhân tố tạo nên sự hình thành Chính phủ lâm thời Đại hàn Dân Quốc sau này.
 
Đây là thời kỳ mà toàn bộ bán đảo Triều Tiên đang sống dưới ách thống trị của Đế Quốc Nhật Bản (xâm lược Hàn Quốc vào năm 1910), cho đến mãi khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc thì hai miền Triều Tiên mới thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản. 
 
15
 
Theo nghiên cứu của phía Hàn Quốc thì Bắc Hàn hay Bắc Triều Tiên cũng có tuyên truyền về ý nghĩa của ngày Độc lập mùng 1 tháng 3 nhưng không có sức ảnh hưởng mạnh và lan tỏa như ở Hàn Quốc. Ở Bắc Hàn thì ngày 1 tháng 3 hàng năm, các hoạt động tuyên truyền vẫn được triển khai nhưng nó không mang tính hệ thống như ở Hàn Quốc, và đây cũng không phải là ngày lịch đỏ (tức ngày nghỉ chính thức) theo quy định của chính quyền như ở Hàn Quốc.
 
Năm 2019 là năm kỷ niệm 100 năm của ngày Độc lập mùng 1 tháng 3 và sự kiện thành lập Chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã đề nghị Bắc Hàn tổ chức chung. 
 
 
4. Ngày Tết thiếu nhi – 5/5 Dương lịch (어린이날)
 
Giống như ở Việt Nam, Hàn Quốc cũng dành một ngày trong năm làm ngày Tết thiếu nhi. Nếu như ở Việt Nam ngày mùng 1 tháng 6 hàng năm là ngày Tết thiếu nhi thì ở Hàn Quốc ngày Tết thiếu nhi là ngày mùng 5 tháng 5 dương lịch hàng năm. Vào ngày này, những ông bố bà mẹ được nghỉ làm để đưa con đến các điểm vui chơi để các bé có một ngày hạnh phúc bên bố mẹ theo đúng ý nghĩa. 
 
Tết Thiếu nhi của Hàn Quốc được quy định là ngày nghỉ chính thức, trong trường hợp nó bị trùng với Lễ Phật Đản thì sẽ được quy định thành lịch nghỉ bù, trong khi đó ở Việt Nam thì ngày Tết thiếu nhi không phải là một ngày nghỉ chính thức nhưng các hoạt động vì trẻ em được tiến hành theo một cách có hệ thống trên toàn quốc. Ở Hàn Quốc thì các hoạt động vì trẻ em cũng sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 7 tháng 5 và được coi là tuần lễ vì trẻ em.
 
5
 
Lý do tại sao hai nước Việt Nam và Hàn Quốc lại lấy những ngày tháng khác nhau để đặt làm ngày Tết thiếu nhi nằm ở lịch sử. Ngày Tết thiếu nhi mùng 1 tháng 6 của Việt Nam chính là ngày Quốc tế thiếu nhi. sang tên sổ đỏ Ngày Quốc tế thiếu nhi hay tên chính xác là Ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi được Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế đề xướng vào năm 1949 nhằm yêu cầu chính phủ các quốc gia trên thế giới phải nhận trách nhiệm về đời sống của thiếu nhi, yêu cầu giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.
 
Việc kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi mùng 1 tháng 6 xuất phát từ ý tưởng phản chiến, phản đối những vụ thảm sát hàng loạt mang tính diệt chủng bao gồm cả trẻ em của Phát xít Đức trong Thế chiến thứ 2 tại Cộng hòa Séc (Tiệp Khắc cũ) và Pháp. Cả hai vụ thảm sát này đều được tổ chức vào mùng 1/6 và 10/6. Do đó, hiện nay các quốc gia kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi mùng 1 tháng 6 phần lớn đều là những quốc gia nằm trong hệ thống XHCN cũ.
 
 
5. Ngày Trung liệt – 6/6 Dương lịch (현충일)
 
Hàn Quốc hiện nay là một trong những quốc gia bị chia cắt còn lại của thế giới. Đã có rất nhiều người hi sinh trong các cuộc chiến tranh và trong phong trào đấu tranh giành độc lập. Để tôn vinh và nhớ ơn những người anh hùng đã hy sinh, cống hiến cho sự độc lập của quốc gia, Hàn Quốc đã có hẳn một ngày nghỉ chính thức để kỷ niệm. Lễ tưởng niệm được tổ chức Nghĩa trang Quốc gia Seoul, quốc kỳ được treo rủ xuống trong ngày này. 
 
Tên gốc của ngày này theo chữ Hán là 顯忠日 (tiếng Hàn là 현충일) - đọc là Hiển Trung Nhật, thường được hiểu là ngày thể hiện lòng trung thành hay thể hiện sự trung liệt (충렬을 드러내는 날). Còn tên tiếng Anh của ngày này là Memorial Day. 
 
4
 
Ngày này được Chính phủ Hàn Quốc tổ chức bắt đầu từ năm 1954, với ý nghĩa là ngày kỷ niệm cấp quốc gia nhằm tưởng niệm những vị anh hùng đã hy sinh tính mạng mình trong việc bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc cũng như hi sinh vì sự phát triển quốc gia. 
 
Vào ngày này hàng năm, cứ đến 10 giờ sáng thì sẽ có tiếng còi kỷ niệm được gióng lên trên toàn quốc, và kéo dài 1 phút để mặc niệm tưởng nhớ. Xét về mặt ý nghĩa thì ngày này giống ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 của Việt Nam, điểm giống là có nhiều hoạt động kỷ niệm nhưng ở Việt Nam thì ngày 27 tháng 7 không phải là ngày nghỉ chính thức. 
 
 
6. Ngày giải phóng- 15/8 Dương lịch (광복절)
 
Ngày này kỷ niệm sự kiện đất nước thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Nhật Bản. Đây cũng là ngày Chính phủ Hàn Quốc thành lập.
 
3 
 
7. Tết trung thu- 15/8 âm lịch (추석)
 
Đây là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc và được nghỉ trong vòng 3 ngày. Vào ngày này, cả gia đình đoàn tụ, sum họp và ăn uống vui vẻ. Đây vốn là thời điểm mùa được thu hoạch, cả nhà nghỉ ngơi ăn mừng trong xã hội phong kiến với hoạt động chính là nông nghiệp.
 
6
 
 
8. Ngày lập quốc- 3/10 Dương lịch (개천절)
 
Ngày này kỷ niệm sự thành lập của Cổ Triều Tiên- được xem là thành lập vào ngày 3 tháng 10 âm lịch, năm 2333 trước Công nguyên. Ngày nay Hàn Quốc kỷ niệm sự kiện này vào 3 tháng 10 dương lịch.
 
9 
 
9. Ngày chữ Hàn - 9/10 Dương lịch (한글날)
 
Ngày này kỷ niệm sự sáng lập (năm 1443) và tuyên bố sử dụng (năm 1446) Hangul- bảng mẫu tự bản địa dùng để viết tiếng Triều Tiên do Triều Tiên Thế Tông sáng lập. Ngày này trở thành lễ quốc gia từ năm 2006. Trước đó ngày này từng bị loại khỏi danh sách ngày nghỉ lễ từ 1991. Từ 2012 ngày này đổi từ 28 tháng 12 sang 9 tháng 10.
 
Ký tự Hàn hay chữ Hàn (한글) được xem là những phát minh vĩ đại của người Hàn do vua Sejong nghiên cứu và ban bố cho tất cả các tầng lớp nhân dân, người dân lao động có thể tiếp cận. Nhờ đó mà Hàn Quốc gia tăng tính độc lập và dần dần tách khỏi sự lệ thuộc mặt ngôn ngữ Trung Hoa.
 
10
 
 
10. Ngày Lễ giáng sinh-25/12 âm lịch (크리스마스)
 
Nếu như ở Việt Nam, ngày lễ giáng sinh thì tối 24/12 mọi người sẽ đi vui chơi vào buổi tối và ngày 25/12 vẫn đi làm thì ở Hàn Quốc vào ngày lễ giáng sinh sẽ được nghỉ 1 ngày. Toàn bộ cơ quan, công xưởng trừ các xưởng làm việc tư nhân nhỏ lẻ thì vẫn làm còn tất cả đều nghỉ vào ngày này.
 
14

 

Đến với KAM chúng tôi cam kết 100% khóa học chất lượng cao. Nếu học viện chưa đạt được mục tiêu sẽ được KAM đào tạo miên phí cho đến khi hoàn thành chuẩn đầu ra theo cam kết khi học viên đăng ký khóa học. KAM – Trung tâm ngoại ngữ đầu tiên tại khu vực thành phố Hải Phòng cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo.